-Hãng sản xuất: Hà Tĩnh
-Dạng thành phẩm:
Trà qua chế biến, Hộp giấy
Danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerve
Blume, thuộc họ nhài Oleaceae, còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm
văn, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, là một loại
cây bụi nhỏ mọc hoang. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.
Cây
chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây
lớn hơn, đặc biệt nhiều ở vùng đồi núi cao, là loại cây bụi nhỏ, đường
kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét,
phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác,
phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép
nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong
đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim
nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến
tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có
một hạt rắn chắc.
Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit
có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức,
làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị
đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Theo
một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây Chè Vằng với một liều lượng
nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ
cầu khuẩn. Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng có đề tài nghiên
cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng. Nghiên cứu này được
áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ
như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng tròng trường hợp
đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó. Người ta
cũng hy vọng rằng cây Chè Vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản
khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe,
giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.
Từ lâu, nhân dân ta đã biết được tác dụng của lá Vằng và đã hái lá
phơi khô sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Theo
kinh nghiệm Dân gian ở một số vùng, lá vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm
mịn tóc và chữa được nấm tóc.
Có
một số vùng người ta đã sử dụng lá vằng làm nước uống hằng ngày cho gia
đình mình nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon. Một phần
đây là loại thực phẩm bổ đắng uống ngon, với mùi thơm và vị đắng nhưng
lại ngọt đặc trưng phù hợp với sở thích đa số người dân nông thôn và sẵn
có ở một số địa phương nên rất kinh tế khi sử dụng.